Trong mùa mưa, thường rất dễ xuất hiện hiện trạng ngập úng. Đấy có thể là nguyên nhân cho việc xe chết máy khi chạy trong nước. Dưới đây là những lưu ý khi đi xe máy qua vùng nước ngập mà xevespa.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hãy cùng với mình tìm hiểu nhé!
Những lưu ý khi đi xe qua vùng nước ngập
1. Di chuyển với tốc độ chậm, đều
Với tâm lý mong muốn thoát được khỏi khu vực ngập càng sớm càng tốt. Phần đông người thường cố gắng điều khiển xe thật nhanh. Hành động này vô cùng nguy hiểm cho người lái. Vì khó có thể quan sát và phản xạ kịp khi gặp phải các chướng ngại vật bên dưới mặt nước. Đồng thời cũng liên quan đến các phương tiện khác đang di chuyển gần.
Khi đi qua vùng nước ngập, cần điều khiển xe với tốc độ chậm và đều. Để có thể đảm bảo được việc phát hiện đúng lúc chướng ngại vật. Và giúp hạn chế va chạm với các phương tiện khác. Không nên tăng tốc hoặc giảm tốc đột ngột vì có thể tạo thành sóng liên quan đến những người xung quanh. Thậm chí là khiến xe chết máy do nước đi ngược vào ống xả.
Xem thêm: Các bước và các thủ tục đăng kí xe máy cần thiết mới nhất 2020
2. Không chạy gần hoặc sát với những loại xe lớn
Các kiểu xe lớn mà xe máy nên tránh xa khi di chuyển trên đường ngập lụt đó là ô tô, xe buýt, xe tải,… Bởi phía dưới mặt nước ngập luôn tồn tại rất nhiều điểm mù xung quanh. Và nếu như đi vào khu vực này, tài xế sẽ không kịp xử lý dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.
Hơn thế nữa, các loại xe lớn chạy qua vùng ngập nước thường tạo nên các cơn sóng nước mạnh. Làm cho những phương tiện nhỏ và người đi bộ có thể bị xô ngã. Vì thế, cách tốt nhất để bảo vệ chính mình đó là tài xế xe máy không được di chuyển quá gần. Với những phương tiện giao thông lớn như đã kể trên.
3. Không di chuyển qua vùng nước ngập cao hơn lọc gió
Để chiếc xe máy của mình có thể “bảo toàn tính mạng” khi di chuyển qua vùng ngập nước. Tài xế nên nhớ: không di chuyển qua vùng nước ngập cao hơn lọc gió. Vì sao lại như vậy?
Bởi thực tế, xe máy vẫn có thể di chuyển qua vùng ngập kể cả khi mực nước cao hơn ống xả. Tuy vậy, nếu mực nước cao hơn vị trí hộp lọc gió. Thì có thể gây nguy hại cho động cơ nếu vẫn cố cho xe chạy qua.
Hơn thế nữa, trong cấu tạo của xe, hộp lọc gió có tác dụng hút không khí để hòa trộn với nhiên liệu. Và đưa vào bên trong buồng đốt. Vì lẽ đó, nếu như nước lọt vào buồng đốt. Có thể làm cho động cơ bị hư hỏng nặng do gặp phải tình trạng thủy kích.
Thông thường, các mẫu xe tay ga có vị trí hộp lọc gió thấp nên dễ bị nước vào hơn so với các dòng xe số. Tuy vậy, để bảo vệ tài sản cũng như an toàn của mình. Khi đi qua các vùng nước ngập, tài xế xe máy nên nhớ: không di chuyển qua vùng có mực nước ngập cao hơn lọc gió.
4. Không cố đề nổ động cơ khi xe bị tắt máy
Trong trường hợp xe đột ngột chết máy khi đang di chuyển ở đoạn đường ngập nước. Người điều khiển không được cố gắng khởi động lại xe. Vì có thể khiến cho các chi tiết bên trong động cơ bị hỏng hóc. Có 2 lý do khiến cho xe bị chết máy khi đi qua vùng ngập nước là bugi bị ướt và nước lọt vào bên trong buồng đốt.
Để giải quyết trạng thái này, chủ xe nên dắt xe đến khu vực cao ráo và tiến hành tháo gỡ bugi ra lau chùi. Nếu là người không có kinh nghiệm tháo bugi, người dùng có thể đưa xe đến các tiệm sửa xe để nhờ sự giúp đỡ.
Một số kinh nghiệm chạy xe mùa mưa
Hạn chế đi vào những vùng ngập nước dù có phải đi xa hơn thông thường.
Không đi quá sát vào lề đường. Vì đây là khu vực trũng hơn và khi bị ngập cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn.
Giữ khoảng cách phù hợp với xe trước và tránh đi gần các xe tải trọng lớn. Vì dễ bị tác động bởi sóng nước do các xe này gây ra.
Tránh các khu vực hút gió như giữa các khu nhà cao tầng cùng lúc đó tránh xa các cây to đề phòng bật gốc.
Trong mọi trường hợp, cần hết sức bình tâm để xử lý mọi vấn đề có thể xuất hiện.
Xem thêm: Cách khắc phục khi xe bị tắt máy
Lời kết
Những lưu ý khi đi xe máy qua vùng nước ngập sẽ giúp xe máy của bạn “sống sót” khi đi qua vùng ngập nước. Hy vọng sẽ mang đến cho các bạn hành trình an toàn nhất, đặc biệt là trong mùa mưa lũ. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến bạn những nội dung có ích.
Hồng Nhung – Tổng hợp(tham khảo:thethao247, fimexco, zingnews,…)